Vì vậy, hãy theo dõi bài viết sau đây của FoneSmart để nắm bắt một số thông tin quan trọng giúp bạn biết cách xử lý tình trạng điện thoại bị rơi xuống nước nhé.
1. Tác hại khi điện thoại bị vô nước
Nước là kẻ thù số 1, không đội trời chung với các thiết bị công nghệ. Điện thoại smartphone cũng nằm trong số đó. Hiện nay, khả năng chống nước của nhiều smartphone cận cao cấp và cao cấp đã được cải tiến vượt trội hơn, nhưng đôi khi tính năng này vẫn không thể giúp chiếc điện thoại của bạn tránh khỏi một vài hư hỏng nếu máy bị vô nước quá lâu.
Sau đây là một số hư hỏng thường gặp nhất nếu điện thoại vào nước:
- Lỗi hỏng loa trong, loa ngoài, loa bị rè và không hoạt động được như bình thường.
- Lỗi màn hình như bị liệt hoặc loạn cảm ứng.
- Lỗi hư chân sạc.
- Lỗi mất nguồn, mở hoài không lên.
- Lỗi camera mất nét
- Lỗi nóng máy hao pin
- Lỗi đang dùng tự sập nguồn
2. Cứu nguy điện thoại bị vào nước nhanh chóng tại nhà
Điện thoại bị vô nước phải làm sao? Để xử lý lỗi nước vào điện thoại giúp các bộ phận trên điện thoại trở về trạng thái hoạt động bình thường, bạn cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy máy ra khỏi nước và tắt nguồn nhanh chóng.
- Bước 2: Tháo các thiết bị ngoại vi và các phụ kiện như tai nghe, ốp, bao da,...
- Bước 3: Lấy thẻ SIM, thẻ nhớ hoặc tháo pin (nếu pin rời) trong máy ra.
- Bước 4: Dũ sạch nước, dùng khăn khô để thấm bớt độ ẩm và lau khô thiết bị nhanh chóng.
- Bước 5: Lau khô điện thoại, có thể bỏ vào túi hút ẩm hay lấy máy sấy để làm khô.
- Bước 6: Để máy ở một nơi khô thoáng khoảng 60 phút rồi kiểm tra. Thử mở nguồn lên và kiểm tra các tính năng, cảm ứng, loa,... xem có hoạt động bình thường không.
Nếu máy hoạt động trơn tru, cảm ứng ổn định, hiển thị rõ ràng, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Nếu sau khi kiểm tra mà điện thoại vào nước camera mờ, cảm ứng nhảy loạn, hay đang dùng tự động tắt nguồn không thể khắc phục lỗi thì tốt nhất hãy mang máy đến các trung tâm sửa chữa để tránh tình trạng máy hỏng nặng hơn.
Việc điện thoại bị vô nước không hẳn lúc nào cũng cần phải thay màn hình. Đôi khi, chỉ cần sấy khô kỹ cho linh kiện bên trong là được. Hoặc chỉ cần thay thế linh kiện có vấn đề như loa mic, cable loa trong,... Vì thế, nên chọn cửa hàng có uy tín để nhờ hỗ trợ. Bạn có thể đến ngay cửa hàng FoneSmart để được hỗ trợ kiểm tra miễn phí. Cũng như đưa ra phương án sửa chữa, thay thế linh kiện phù hợp nhé.
3. Những sai lầm khi xử lý điện thoại bị vô nước bạn cần tránh
Nếu không muốn tình trạng điện thoại của bạn trở nên hư hỏng nghiêm trọng, bạn cần tránh những sai lầm tai hại sau đây khi xử lý điện thoại bị vào nước:
- Không cố gắng sử dụng máy khi thiết bị vẫn còn ướt:
Việc cố gắng sử dụng điện thoại lúc này rất dễ làm hư hỏng điện thoại. Kể cả khi điện thoại chưa gấm nước nhưng hành động có gắng truy cập có thể khiến điện thoại hư hỏng.
- không nên bỏ điện thoại vừa bị rơi nước vào thùng gạo
Nhiều người sẽ cho chiếc điện thoại vào thùng gạo. Nhưng thực sự, đây không phải là một ý hay. Theo Apple, sau khi để rơi điện thoại vào nước, bạn không nên sử dụng các nguồn nhiệt bên ngoài tác động vào hay để vào các “vật thể lạ” để làm khô thiết bị. Bởi lẽ khi làm như vậy, họ có thể sẽ làm thiết bị dễ bị hư hỏng.
Cụ thể, việc bỏ chiếc điện thoại vào thùng gạo, sẽ có những hạt gạo nhỏ bị vỡ, vụn chui vào các cổng kết nối như cổng sạc, jack tai nghe,… thậm chí có những mảnh vụn rất nhỏ có thể lọt vào khe loa. Và khi gặp môi trường ẩm cao, những mảnh gạo vụn đó sẽ phình to ra và kẹt luôn ở bên trong thiết bị. Lúc đó, chiếc điện thoại của bạn không chỉ bị dính nước mà còn có vật thể lạ kẹt bên trong. Việc xử lý sẽ cực kỳ, bạn chỉ còn cách mang ra các các cơ sở sửa chữa để khắc phục.
Do đó, bạn không nên để điện thoại vừa rơi xuống nước vào thùng gạo. Sau khi lau sạch và tháo khay SIM của thiết bị, bạn nên để nó ở một nơi khô ráo thoáng mát. Nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình làm khô thiết bị, hãy đặt chiếc điện thoại trước quạt. Sau khi để điện thoại khô ráo trong khoảng từ 3 - 5 giờ, bạn có thể bật nguồn lên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không một phương thức nào có thể đảm bảo chiếc điện thoại của bạn sẽ hoạt động bình thường sau khi ráo nước. Sau khi bật nguồn lên, nếu bạn thấy chiếc điện thoại của bạn gặp lỗi thì tốt nhất, bạn nên mang điện thoại đến FoneSmart sửa chữa uy tín, nếu bạn để càng lâu thì chiếc điện thoại của bạn sẽ càng có tỷ lệ hỏng hóc cao hơn.
- Không tác động lực mạnh như vỗ, đập điện thoại:
Các tác động này sẽ không làm nước rơi rớt ra quá nhiều mà thậm chí còn giúp nước xâm nhập sâu hơn vào thiết bị, gây hư hỏng các linh kiện.
- Không tháo rời các bộ phận ra nếu không chuyên:
Hiện nay các thiết bị hâu hư sở hữu thiết kế nguyên khối và muốn tháo rời cần các thiết bị chuyên nghiệp. Việc cố gắng thực hiện tại nhà khi không có kinh nghiệm có thể làm máy bị hư hỏng.
- Không đóng băng điện thoại bằng cách bỏ vào tủ lạnh:
Việc này không giúp điện thoại tránh bị nhiễm nước, chập mạch. Bởi thực tế, sau một thời gian, bạn sẽ phải 'rã đông' điện thoại, thì nước vẫn sẽ chảy ra và ngấm vào linh kiện nhanh hơn. Lúc này, sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn, không chỉ là loa, màn hình, mà các linh kiện khác cũng bị ngấm nước gây hư hỏng.
- Không tự ý sạc điện thoại ngay lập tức:
Đôi khi bạn nghĩ điện thoại khi sạc sinh ra nhiệt làm nóng sẽ giúp điện thoại nhanh hơn. Thế nhưng thực tế việc làm này gần như không có tác dụng, thậm chí còn gây nguy hiểm khi dòng điện chạy qua. Dễ gây ra vấn đề chập mạch, giật điện.
- Không nhấn các phím nút trên điện thoại khi máy chưa khô:
Khi điện thoại bị vô nước và chưa khô hoàn toàn, việc nhấn các phím nút đôi khi vô tình làm cho nước đi sâu vào bên trong hơn. Từ đó dẫn đến việc khó làm khô điện thoại, và đôi khi gây hư hỏng các phím nút.
4 Mang đến FoneSmart Cấp cứu điện thoại bị vào nước
Hơn 90% điện thoại vào nước đều có thể sửa chữa thành công. Khi bạn vô tình rơi điện thoại vào nước nên ngắt ngay nguồn pin đang cấp vào điện thoại.
Quy trình cần thiết khi máy vào nước tại FoneSmart
- Tháo pin để ngắt nguồn điện từ pin vào máy.
- Vệ sinh sạch sẽ các linh kiện rồi sấy khô bên trong các lớp seal che IC.
- Đo đạc nguồn tổng trở, nội trở để kiểm tra tổng quát tín hiệu của máy.
Rất nhiều người dùng vẫn nghĩ rằng khi máy vào nước mà vẫn còn sử dụng bình thường có nghĩa không bị gì. Tuy nhiên chúng tôi thành thật khuyên, bạn nên cầm qua FoneSmart để kỹ thuật thao tác tháo gỡ bên trong bo mạch ra để ngâm dung dịch vệ sinh và đánh lại các ic và linh kiện trong máy với chi phí cực rẻ chỉ từ 50.000đ - 100.000đ lấy ngay trong 20 - 30 phút, vì hơi ẩm ở bên trong các lớp seal ic trên main sẽ khó có thể sấy khô được, lâu ngày sẽ làm oxy hóa board mạch dẫn đến hư hỏng khó sửa chữa
FoneSmart cam kết 100% trung thực và minh bạch ngay từ khi nhận máy kiểm tra và ký tên xác nhận linh kiện bên trong máy.
Thời gian cần để xử lý đảm bảo cho các trường hợp điện thoại bị vào nước có thể tốn 20 - 30 phút nếu máy không phát sinh hư hỏng. Sấy khô kỹ càng bên trong để đảm bảo chất lượng và độ bền trong quá trình sử dụng sau này.
Đối với 1 số dòng máy SamSung iPhone đời mới khó mở hơn, có thể cần thời gian nhiều hơn 40 phút để khắc phục trường hợp vào nước . Mong quý khách chuẩn bị thời gian và tin tưởng vào uy tín của FoneSmart hơn 13 năm trong nghề sửa chữa điện thoại.
5 Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm được một số thủ thuật để xử lý kịp thời và nhanh chóng khi điện thoại bị vô nước cũng như hài lòng với câu trả lời về điện thoại vào nước có sửa được không. Nếu chẳng may điện thoại của bạn bị ngấm nước, hãy liên hệ ngay với trung tâm sửa chữa điện thoại của FoneSmart để được tư vấn chi tiết nhé! Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết. Hẹn gặp lại bạn trên bài viết sau.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm