Những mẫu iPhone cũ dù đã có tuổi thọ lên đến con số bốn nhưng theo dữ liệu từ người mua hàng lại cho thấy chúng có sức hút hơn rất nhiều so với những mẫu smartphone mới ra mắt. Theo lý mà nói, dù ở hệ điều hành nào thì máy mới lúc nào cũng mạnh và xịn hơn máy cũ trong phân khúc giá. Vậy tại sao lại có nghịch lý trái ngược như thế đối với iPhone?
Những mẫu iPhone cũ dù đã có tuổi thọ lên đến con số bốn nhưng theo dữ liệu từ người mua hàng lại cho thấy chúng có sức hút hơn rất nhiều so với những mẫu smartphone mới ra mắt. Theo lý mà nói, dù ở hệ điều hành nào thì máy mới lúc nào cũng mạnh và xịn hơn máy cũ trong phân khúc giá. Vậy tại sao lại có nghịch lý trái ngược như thế đối với iPhone?
"Con bài" máy cũ, máy refurbished
Nếu hỏi đâu là "ông vua"của thị trường máy cũ, chắc chắn không ngoa khi công nhận iPhone là ứng cử viên số một cho chiếc ngai vàng này. Thị trường máy cũ hiện nay, kể cả ở trong nước và quốc tế thì iPhone vẫn giữ được mức giá ổn định và mỗi phân khúc giá đều sẽ có một mẫu iPhone cũ tại phân khúc giá đó.
Cụ thể, ở thị trường Việt Nam các máy iPhone cũ với đa dạng phân khúc giá từ tầm trung như 4 triệu sẽ có các mẫu iPhone 8 Plus, iPhone X cũ hay cao hơn sẽ có các dòng iPhone Xs Max, 11 cũ khoảng 6 triệu rưỡi hơn, cao thêm tí nữa sẽ có được iPhone 12, 13 đều có đủ ở tầm giá từ 9 cho đến 13 triệu đồng; loanh quanh 16 triệu đồng sẽ có ngay các mẫu iPhone 13 Pro, Pro Max giá dao động vào tuỳ phiên bản bộ nhớ. Thậm chí, đối với một số thị trường nước ngoài còn có các sản phẩm iPhone refurbished được Apple tân trang, "làm lại" từ linh kiện máy cũ, lỗi thành một máy mới hoàn hảo với giá tốt hơn nhiều lần.
Máy refurbished là một món hời ở một số thị trường
Có thể thấy, những chiếc iPhone cũ hiện nay đang có mặt trên thị trường, thậm chí bán rất chạy trên thị trường đều là những mẫu flagship đã có tuổi thọ lên đến 4 cho đến 5 năm trời. Mẫu iPhone 11 và XsMax là hai cái tên tiêu biểu dù đã ra mắt được hơn 5 năm nhưng hiện tại vẫn còn được săn đón rất đông.
Bởi vì lẽ đó, các mẫu Android dù mới ra mắt nhưng trong mắt người dùng hiện tại iPhone vẫn là những thiết bị có mức giá giữ được lâu nhất, đồng nghĩa với giá trị hao hụt theo thời gian khi sử dụng sẽ ít hơn nếu dùng iPhone thay cho các hãng khác. Do đó, không ngoa khi nói rằng có một số người dùng sẵn sàng chọn iPhone, kể cả là iPhone cũ thay cho smartphone Android dù có là flagship mới ra mắt hay gì đi chăng nữa.
Không chỉ ở thị trường Việt Nam, ở thị trường Mỹ iPhone cũ cũng đã chiếm gần trọn bảng xếp hạng 10 máy cũ bán chạy nhất trong tháng 3 năm 2023 của Swappa. Chưa dừng lại, Apple còn mở bán những dòng iPhone refurbished dành cho những ai muốn mua máy từ chính hãng, tận hưởng cảm giác đập hộp nhưng giá vẫn rẻ hơn máy mới từ 100 đến 200 Đô.
Doanh số máy cũ tại Mỹ theo Swappa - iPhone chiếm phần lớn
Giá trị khi đổi máy, máy đời thấp nhưng tiền bán lại cao
Việc luôn "giữ giá" khiến cho iPhone có một ưu thế quá lớn ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng. Thậm chí, có những mẫu Android chung đời với một chiếc iPhone, sau khoảng hai năm lại chỉ bằng một phần ba hoặc một phần hai chiếc iPhone đó.
Lấy giá của iPhone 11 - chiếc iPhone 4 năm tuổi làm ví dụ điển hình. Giá máy mới của một chiếc iPhone 11 tính tới thời điểm hiện tại rơi vào khoảng hơn 10 triệu, trong khi đó máy cũ có giá hơn 8 triệu đồng. Trong khi đó chiếc điện thoại S10 khác lại có giá cũ loanh quanh 5 triệu đồng. Chênh lệch khoảng 3 triệu tương đương một phần ba giá máy iPhone 11.
iPhone 11 và Galaxy S10 - người giữ giá kẻ mất hút
Bởi yếu tố then chốt này mà iPhone lại có sức hấp dẫn đến lạ thường và lấy đi nhiều sự cân nhắc của người mua điện thoại. Thậm chí, có nhiều người còn cân đo đong đếm giữa mức giá sau một năm của một chiếc smartphone Android mới ra sụt bao nhiêu, liệu có bằng giá của một chiếc iPhone đã ra mắt 3,4 năm tuổi hay không? Câu trả lời phần nhiều nghiêng về đáp án không.
Không tập trung sản xuất máy tầm trung là một nước đi khôn ngoan
Nhớ khi xưa, ở thời điểm trước khi ra mắt chiếc iPhone 5C thì đã có những lời đồn đại cộng với sự kỳ vọng về một chiếc iPhone tầm trung nhiều màu sắc. Nhưng Apple đã "xối một gáo nước lạnh" vào những gì dư luận đang mong chờ bằng một chiếc iPhone 5C dù rẻ hơn iPhone 5s nhưng vẫn thuộc phân khúc cao cấp.
Apple từ xưa đến nay vẫn giữ đúng phương hướng phát triển sản phẩm flagship, không "đẻ" nhiều dòng như các đối thủ cạnh tranh. Việc đưa ra nhiều mẫu theo từng phân khúc giá dẫu có lợi cho việc bành trướng thị phần của hãng và thu phục đa dạng người dùng thì lại mang lại nhiều hệ luỵ về sức mạnh thương hiệu và giá trị sản phẩm.
Chung một hãng, một chiếc máy cao cấp trong năm nay lại có thể bị so sánh với một chiếc máy tầm trung cận cao cấp vào năm sau. Bởi sự phát triển mãnh liệt của công nghệ và mức độ cạnh tranh cao, không ngừng nghỉ của các hãng smartphone đã khiến cho khoảng cách giữa máy tầm trung-cao và máy cao cấp không còn xa như trước.
Chiếc máy tầm trung năm nay cạnh tranh cao với máy cao cấp năm ngoái
Chẳng hạn như giữa chiếc Galaxy A73 và chiếc S21, dù cách nhau chỉ một năm nhưng thiết bị tầm trung này của Samsung lại có thể cạnh tranh sòng phẳng với dòng flagship tiền nhiệm. Ngoại trừ dòng chip thấp hơn thì màn hình, camera, pin của Galaxy A73 đều không hề kém cạnh so với "đàn anh" S21.
Điều này dù vô tình hay đã lên chiến lược từ trước thì không thể phủ nhận tính ảnh hưởng của máy tầm trung lên giá trị của một chiếc flagship năm ngoái. Từ đó, Apple cũng đã khéo léo ra mắt những mẫu máy iPhone SE không "ăn thịt" giá trị cũ của dòng máy flagship trước đó bằng cách trang bị cho thiết kế và màn hình của những thiết bị có nút home.
Ngoài ra, hãng còn đẩy chiến lược đem sản phẩm flagship năm ngoái thành dòng "tầm trung" năm nay. Chẳng hạn như hiện nay iPhone 12 vẫn còn đang bán chính hãng trên website Apple và tại CellphoneS, trở thành dòng thấp hơn với mức giá dễ chịu hơn. Chiến lược này giúp ích rất nhiều cho công cuộc mở rộng thị phần và duy trì sản phẩm cũ của hãng, vừa tăng tệp người dùng nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên giá trị cho các dòng ra mắt về sau.
Nhiều người dùng sẽ có xu hướng chọn iPhone 12 thay cho các smartphone khác cùng tầm giá
Chiến lược "nhiều chất xám" để lấy lòng người dùng
Thế tại Apple giờ đây lại có xu hướng "đẩy" các dòng flagship cũ về mức giá tầm trung thay vì khai tử như lúc trước? Khác với các dòng flagship trước thời iPhone X, lúc đó giá đắt nhất cũng rơi vào khoảng độ loanh quanh 800 đô, ở thị trường Việt Nam sẽ loanh quanh 20 triệu. Tuy nhiên, iPhone cao cấp giờ đây đã có giá ngàn đô với dòng Pro, Pro Max.
Chúng ta đều biết không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn như thế để mua iPhone, đặc biệt là đối với người chưa bao giờ sử dụng máy. Muốn người dùng có tỷ lệ nâng cấp lên iPhone "ngàn đô" cao hơn thì trước đó họ phải dùng iPhone đã. Và chiến lược đẩy flagship cũ về giá tầm trung là để "mê hoặc" người dùng vào dòng máy này.
Cách Apple phân giá dòng sản phẩm để "đưa" người dùng vào con đường iPhone
Như mình, một "nạn nhân" của iPhone, bắt đầu bộ môn "nghiện iPhone" từ thuở iPhone 5S khi đó mua cũ với mức giá dưới 10 triệu. Dần về sau, "hầu bao" chi cho iPhone của mình ngày càng nhiều và hiện tại việc bỏ tiền một chiếc iPhone cao cấp nhất như iPhone 14 Pro Max cũng không còn thấy phí phạm nữa.
Việc làm quen thông qua các sản phẩm cũ hay các sản phẩm đời thấp đã làm cho người dùng biết được giá trị của dòng iPhone, về lâu dài sẽ phát sinh các nhu cầu muốn nâng cấp như màn hình, camera, hiệu năng,... Cộng với việc iOS đã làm quá tốt trong việc giữ chân người dùng thông qua khả năng đồng bộ, từ đó người sử dụng lại tiếp tục nâng lên iPhone mới thay vì cân nhắc các dòng sản phẩm khác.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm